HDR10 là gì? Khám phá ưu nhược điểm công nghệ HDR10 trên tivi

NguyenPhong

2 năm trước

HDR10 là gì? Những ưu nhược điểm công nghệ HDR10 trên tivi như thế nào? Nếu là một người thường xuyên quan tâm đến các sản phẩm công nghệ thì đây chắc chắn là những vẫn đề bạn nên tìm hiểu. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cần thiết, cùng điểm qua nhé!

HDR10 là gì?

HDR (High Dynamic Range - Dải tương phản động mở rộng) là công nghệ không quá xa lạ với nhiều người thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ như tivi, điện thoại. Đây là một công nghệ hình ảnh được thiết kế để cải thiện độ tương phản và màu sắc để đem đến cho người dùng những khung ảnh rõ ràng và sống động. 

Định dạng HDR10 hiện là tiêu chuẩn HDR phổ biến nhất. HDR10 có độ sâu màu 10 bit, độ sáng tối đa lên đến 4.000 nits, nghĩa là xấp xỉ 1,07 tỷ màu. Ngoài ra, công nghệ HDR10 sử dụng dữ liệu tĩnh để lưu trữ thông tin, khi hai định dạng HDR khác là HDR10+ và Dolby Vision chưa có sẵn. Nhắc đến HDR, người ta thường nghĩ đến HDR10. Tuy nhiên, sau đó, khi HDR10 + và Dolby Vision ra mắt, HDR10 bắt đầu được sử dụng nhiều hơn để phân biệt với hai định dạng HDR đó.

HDR10 hoạt động như thế nào?

Nguyên lý hoạt động của công nghệ HDR10 cũng tương tự như HDR10+, đó là dựa trên việc dịch chuyển trung điểm trên một dải màu động với hơn một tỷ màu và nhiều màu sắc khác nhau ngoài dải động. Hệ thống siêu dữ liệu thu thập các ghi chú để chuyển chúng cùng với thông tin hình ảnh, cho màn hình biết cách điều chỉnh và đặt vị trí trung điểm của dải động ở đâu là phù hợp. HDR có thể được tăng cường với nhiều màu sắc hơn và nhấn mạnh chi tiết hơn để đạt được chất lượng hình ảnh tốt hơn.

Ưu và nhược điểm của công nghệ HDR10

Nhìn chung, HDR10 có những ưu nhược điểm trên tivi như sau:

  • Tái tạo hình ảnh với độ tương phản tốt hơn: Hình ảnh được tái tạo bằng công nghệ này cho ra độ tương phản và màu sắc đẹp mắt hơn. Các điểm đen ngày càng đậm hơn, các điểm trắng sẽ  xuất hiện trên màn hình sáng hơn, tạo thêm chiều sâu và độ tự nhiên cho hình ảnh.
  • Độ sáng cao: Công nghệ HDR có thể tăng độ sáng của hình ảnh lên cao hơn bình thường, trung bình khoảng 1.000 nits và tối đa lên đến 4.000 nits.
  • Màu sắc sống động, trung thực: Công nghệ này đem đến khả năng hiển thị màu sắc với độ sâu 10-bit, tức là hơn một tỷ màu khác nhau, phổ màu phức tạp có nguồn gốc từ tự nhiên, HDR10 cho khả năng tái tạo màu có độ phân giải cao, độ pha trộn màu phong phú và chân thực hơn cả.

Hiện nay, định dạng HDR10 xuất hiện rộng rãi trên các thiết bị như điện thoại di động và các sản phẩm TV UHD. Vì HDR10 là định dạng mã nguồn mở nên không phải trả phí bản quyền cho phép các nhà sản xuất hỗ trợ miễn phí trên điện thoại và TV của họ.

Bên cạnh đó công nghệ HDR10 cũng có nhược điểm là khi thiết lập điểm trung tâm, hệ thống chỉ có thể đặt điểm trung tâm cho toàn bộ video thay vì cho từng khung hình như HDR10 + nên khả năng hiệu chỉnh màu sắc ở tốc độ khung hình của mỗi HDR10 là chưa tối ưu như HDR10 +. Nhưng với sự phổ biến của các thiết bị và nội dung HDR10 ngày nay, đây vẫn là định dạng HDR phổ biến nhất.

Sự khác biệt giữa HDR10, HDR10+, Dolby Vision

Dù HDR10, HDR10+, Dolby Vision đều là các định dạng HDR nhưng các công nghệ trên đều có những tinh chỉnh riêng, bạn có thể tham khảo qua bảng dưới đây:

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ HDR10 là gì cũng như ưu nhược điểm của công nghệ này trên tivi. Với những chia sẻ trên mong rằng sẽ giúp bạn chọn được loại tivi phù hợp cho mình, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Logico để được giải đáp ngay hôm nay

Hỏi và đáp (0 Bình luận)