Cách nối đầu K+ vào máy chiếu làm phát được ngày

TraMy

2 năm trước

Đầu K+ đem lại nhiều tiện ích cho gia đình khi có nhu cầu giải trí. Vậy cách nối đầu K+ vào máy chiếu ra sao? Hãy cùng tìm hiểu và nắm bắt thật nhanh chóng qua bài viết sau đây nhé!

Hướng dẫn kết nối đầu K+ với máy chiếu

Cách kết nối k+ với máy chiếu bằng cáp HDMI

Để kết nối máy chiếu với đầu K +, người dùng cần mua cáp HDMI, nên chọn sản phẩm chính hãng để đảm bảo chất lượng phát trực tuyến tốt và ổn định. Kết nối một đầu của cáp với cổng HDMI trên đầu K+, đầu còn lại của cáp kết nối với cổng HDMI của máy chiếu. Chọn tín hiệu đầu ra HDMI trên máy chiếu (nhấn Đầu vào / Nguồn trên điều khiển từ xa của máy chiếu).

Cách kết nối k+ với máy chiếu bằng cáp Video

Tương tự như HDMI, người dùng cần mua cáp video hay còn được gọi AV (đầu bông mai màu vàng), kết nối 1 đầu cáp với đầu K+, 1 đầu kết nối với máy chiếu (cổng video màu vàng).

Cách kết nối máy chiếu với máy tính xem đá banh

Để kết nối máy chiếu với máy tính xách tay giúp việc xem bóng đá thú vị hơn, bạn có 2 tùy chọn là hiển thị thông qua kết nối HDMI hoặc VGA. Nếu máy tính và máy chiếu có cổng HDMI thì sử dụng cáp HDMI kết nối, như vậy chất lượng hình ảnh sẽ tốt nhất. Việc kết nối tương tự như sử dụng đầu K+.

Kết nối K+ với máy chiếu không lên hình và không có âm thanh

Có 3 nguyên nhân khiến máy chiếu không hiển thị gì: 

  • - Người dùng sử dụng sai dây cáp tín hiệu. 
  • - Độ phân giải máy chiếu và K + chưa được điều chỉnh. 
  • - Chế độ đầu ra chính xác không được chọn. 

Để xuất âm thanh, hãy kết nối cáp âm thanh từ loa với cổng âm thanh trên K+, vì âm thanh thu trực tiếp từ máy chiếu yếu và không tốt bằng K+.

Các cổng kết nối cơ bản trên máy chiếu

Cổng VGA (Video Graphics Array)

Đây là đầu nối tín hiệu hình ảnh phổ biến trên tất cả các máy chiếu và thậm chí cả máy tính xách tay và PC đời cũ. Nếu biểu tượng trên máy chiếu hiển thị ngõ vào là VGA IN hoặc Computer, hãy kết nối cáp nguồn tín hiệu VGA vào đó để máy chiếu có thể hiển thị. Nếu là VGA Out hay Monitor Out là kết nối xuất (share) tín hiệu ra các thiết bị hiển thị hình ảnh khác như màn hình LCD, tivi, máy chiếu.

Cổng HDMI (High-Definition Multimedia Interface)

Đây là cổng kết nối để nhận tín hiệu hình ảnh, thường thấy ở các dòng máy chiếu đời mới. Cổng này tương thích với các chuẩn HDMI 1.3, 1.4 và 2. Khi nhận tín hiệu hình ảnh qua cổng kết nối này, chất lượng sẽ cao hơn rất nhiều so với khi kết nối VGA. HDMI không chỉ có thể truyền tín hiệu hình ảnh mà còn có thể truyền tín hiệu âm thanh. Cổng HDMI hiện có sẵn ở nhiều laptop thế hệ mới, FPT Playbox / Vietttel Box TV, K+.

Cổng MHL (Mobile High-Definition Link)

Trên thực tế, đây là cổng kết nối dùng chung với cổng kết nối HDMI, vốn chỉ xuất hiện trên một số thiết bị máy chiếu cao cấp trong khoảng 4 năm trở lại đây. Công dụng của nó bao gồm cho phép truyền tín hiệu hình ảnh khi được trình chiếu bởi điện thoại thông minh. Đây là một tính năng hữu ích để trình bày các tệp văn bản, hình ảnh và âm thanh trực tiếp từ điện thoại thông minh thông qua cáp MHL (Lightning to HDMI).

Cổng Comosite (AV - Audio Visual)

Cổng kết nối này có 3 dây bao gồm 2 dây âm thanh màu trắng đỏ và 1 dây hình ảnh màu vàng. Kết nối này được trang bị trên đầu DVD/ VCD đầu Blu ray hay các đầu phát thông dụng khác. Cổng Composite kết nối giữa tivi và thiết bị khác bên ngoài như đầu đĩa, karaoke, máy chiếu…

Cổng Component (Y/Pb/Pr)

Thông tin hình ảnh sẽ được truyền qua cổng Component (đầu nối linh kiện) theo 3 dây với 3 màu khác nhau gồm xanh lá, xanh dương và đỏ (jack cắm dây). Component có thể cung cấp đầu ra tín hiệu với độ chính xác cao và tái tạo tín hiệu tốt lên đến độ phân giải 1080p (Full HD).

Cổng Video

Cổng video là đầu nối tín hiệu hình ảnh được sử dụng trong các bộ truyền tín hiệu video cũ hơn như đầu đĩa DVD và một số đầu phát TV kỹ thuật số. Chất lượng hình ảnh nhận được thông qua kết nối video nhìn chung không tốt hơn so với VGA và HDMI, vì vậy sẽ tối hơn.

Cổng S-video

Cổng S-video cũng có các đặc điểm tương tự như cổng video. Đầu nối S-video mang lại chất lượng hình ảnh tốt hơn, nhưng không có nhiều thiết bị hiện hỗ trợ đầu nối này.

Ngoài ra còn nhiều loại cổng khác được trang bị trên máy chiếu. Tùy vào công dụng và đặc điểm mà thiết bị kết nối cũng sẽ khác nhau mang lại chất lượng hình ảnh, độ nét khác nhau.

Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp mọi người biết cách nối đầu K+ vào máy chiếu thật dễ dàng. Đồng thời cập nhật thông tin về các loại cổng để áp dụng khi cần thiết. Mọi thông tin chi tiết cần hỗ trợ vui lòng liên hệ Logico ngay hôm nay.

Hỏi và đáp (0 Bình luận)