Được biết, tốc độ màn trập là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của hình ảnh. Vậy tốc độ màn trập là gì? Tại sao lại quan trọng đến như thế? Bài viết này sẽ cung cấp đến những thông tin bổ ích để bạn giải đáp được tất cả câu hỏi trên.
Tốc độ màn trập là gì?
Đầu tiên, trước khi tìm hiểu về tốc độ màn trập là gì, bạn cần phải biết rõ màn trập là gì. Màn trập hay còn gọi là cửa trập, chính là lớp màn hình được làm từ kim loại và đặt trước cảm biến. Bộ phần này rất quan trọng, nó điều tiết lượng ánh sáng đến bộ cảm biến.
Tốc độ màn trập được hiểu là thời gian cửa trập đóng hoặc mở để ánh sáng có thể đi vào và tiếp xúc với tấm phim (đây là đối với máy ảnh chụp hình) hoặc cảm biến (đối với máy ảnh kỹ thuật số). Đồng thời mô tả tốc độ nhanh hoặc chậm của màn trập khi mở ra, đó cũng là lượng thời gian chính xác mà máy ảnh ghi lại hình ảnh.
Hướng dẫn cách đo tốc độ màn trập
Thông thường, tốc độ màn trập được đo bằng một phần của giây hoặc giây và dưới dạng phân số. Khi mẫu số càng lớn thì kéo theo tốc độ càng nhanh. Ví dụ như 1/1000s sẽ nhanh hơn so với 1/30s.
Hiện nay, các loại máy ảnh Mirrorless, máy ảnh DSLR có thể xử lý tốc độ màn trập ở 1/4000s, còn những loại máy ảnh cao cấp hơn thì tốc độ lên đến 1/8000s và có thể nhanh hơn nữa.
Hầu hết các máy ảnh đều được cài tốc độ màn trập là 1/30s. Nếu bạn muốn tốc độ màn trập dài hơn thì có thể tùy ý chỉnh.
Tốc độ màn trập ảnh hưởng đến khả năng phơi sáng khi chụp ảnh
Khi chụp ảnh, tốc độ màn trập có ảnh hưởng đến khả năng phơi sáng, lượng ánh sáng đi vào cảm biến và độ sáng của hình ảnh. Nếu như bạn sử dụng:
-
Tốc độ màn trập chậm thì cảm biến máy ảnh thu được nhiều ánh sáng và ảnh khi chụp sẽ sáng hơn.
-
Tốc độ màn trập nhanh thì cảm biến của máy ảnh chỉ được tiếp với một lượng ánh sáng nhỏ nên dẫn đến việc ảnh bị tối.
Ví dụ cụ thể là trong một ngày đầy nắng và có nhiều ánh sáng, bạn sử dụng tốc độ màn trập nhanh sẽ giúp bức ảnh không bị chói sáng quá nhiều. Ngược lại thì trong điều kiện ánh sáng yếu, bạn nên chọn tốc độ màn trập chậm để giúp bức ảnh sáng hơn.
Thêm vào đó, tốc độ màn trập không chỉ ảnh hưởng đến độ sáng của bức ảnh mà còn tạo ra hiệu ứng mờ hoặc đóng băng di chuyển.
-
Đối với tốc độ màn trập từ 1/125s trở xuống thì sẽ tạo ra hiệu ứng đóng băng chuyển động. Dùng để chụp rõ nét các chủ thể di chuyển quá nhanh mà không bị mờ.
-
Đối với tốc độ màn trập dài hơn 1s thì được dùng chụp ở điều kiện thiếu ánh sáng. Đồng thời, còn tạo ra hiệu ứng chuyển động mờ, ứng dụng cụ thể trong chụp ảnh quảng cáo về xe ô tô hoặc xe máy để tạo ra cảm giác chuyển động thực cho bức ảnh.
Tùy vào mục đích của bạn mà lựa chọn tốc độ màn trập nhanh hoặc chậm để tạo ra những hiệu ứng tuyệt đẹp cho bức hình bạn nhé!
Tốc độ màn trập được hiển thị ở đâu trên máy ảnh?
Tốc độ màn trập thường ở góc phía trên cùng bên trái đối với màn hình LCD. Nếu máy ảnh của không có loại màn hình này thì có thể xem qua khung ngắm, tốc độ màn trập sẽ được đặt ở phía dưới bên trái.
Về máy không có màn hình LCD và khung ngắm thì bạn chỉ có thể thấy thông qua việc nhìn vào màn hình phía sau. Nếu mà bạn vẫn không thể tìm thấy thì bạn cần đặt máy ảnh ở chế độ ưu tiên khẩu độ ưu tiên và tắt chức năng tự động ISO. Sau đó, di chuyển máy ảnh từ vùng sáng đến vùng tối, con số thay đổi chính là tốc độ màn trập.
Thông qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về tốc độ màn trập là gì rồi đúng không nào? Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì thì hãy gọi đến Logico để được hỗ trợ nhé!
Hỏi và đáp (0 Bình luận)